Với một không gian sống hiện đại và đầy đủ tiện nghi. Thì sự kết hợp khéo léo trong căn nhà sẽ thể hiện rõ ràng nhất. Đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh cần thiết kế sao cho thật tiện lợi. Cần thiết kế theo các tiêu chuẩn để có được không gian nhà tắm ưng ý nhất. Vậy diện tích tối thiểu nhà vệ sinh là bao nhiêu?
Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh nhỏ
Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn hẹp, thường sẽ thiết kế những nhà vệ sinh nhỏ. Tận dụng các khu vực trống như dưới cầu thang, các khu vực góc… Diện tích tối thiểu của nhà vệ sinh dạng nhỏ là khoảng 2.5 – 3m2. Bao gồm các thiết b nhà tắm cơ bản như vòi sen, chậu rửa, bồn cầu, bình nóng lạnh… Diện tích khá nhỏ nên cần thiết kế làm sao cho thuận tiện sử dụng, không chồng chéo lên nhau.
Bạn có thể sắp xếp theo thứ tự bồn cầu, vòi hoa sen rồi chậu rửa tính từ trong ra ngoài. Hoặc tách hẳn bồn rửa lavabo ra ngoài để có thể sử dụng cùng lúc.
Kích thước tiêu chuẩn nhà vệ sinh lớn
Với những ngôi nhà có không gian thoải mái rộng rãi. Thì một nhà tắm rộng trên 10m2 sẽ rất lý tưởng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà diện tích có thể cần nhiều hơn. Tuy nhiên không nên xây quá lớn khi mà gia đình bạn không sử dụng hết.
Ngoài các thiết bị vệ sinh cơ bản, những dạng nhà tắm này có thể sắm thêm rất nhiều những thiết bị tiện nghi khác. Ví dụ như: máy sấy, bồn tắm, xông hơi, tiểu nam… Hoặc có thể trang trí thêm tranh ảnh, cây xanh và một số vật dụng cần thiết khác. Bạn có thể thiết kế sao cho không gian đẹp nhất, thoải mái nhất nhé.
Chi tiết thông số nhà vệ sinh tiêu chuẩn
Các thông số kĩ thuật tiêu chuẩn của nhà vệ sinh được yêu cầu như sau:
+ Cửa nhà vệ sinh:
Cửa nhà vệ sinh sẽ có chiều cao được thiết kế 1.9m – 2.1m – 2.3m. Chiều rộng tương ứng theo đó là 0.68m – 0.82m – 1.02m. Đây là các cặp số được xem là đẹp nhất và cực hợp phong thủy. Đây là kích thước tiêu chuẩn và phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt Nam ta.
+ Chiều cao trần nhà và các vật dụng
Chiều cao tối thiểu của trần nhà là 2.2m để đảm bảo thông thoáng. Chiều cao của lavabo là 70 – 85cm, vòi sen khoảng 85cm, mắc áo 1.7m… Đó sẽ là những độ cao tiêu chuẩn phù hợp nhất với người Việt Nam. Bạn cũng có thể đặt độ cao vừa phải theo chiều cao trung bình của gia đình mình. Miễn sao cho thoải mái và thuận tiện nhất.
+ Gạch lát nền
Nền nhà vệ sinh có diện tích nhỏ hơn nền nhà rất nhiều. Do đó chỉ cần sử dụng loại gạch lát kích thước 20×20 là đủ. Có rất nhiều loại cho bạn có thể lựa chọn, đa dạng kiểu dáng mẫu mã và màu sắc. Bạn nên lựa chọn loại chống trơn trượt là tốt nhất. Vì nền nhà vệ sinh sẽ rất trơn và dễ bị ngã.
+ Gạch lát tường, sơn trần:
Để có một không gian sạch sẽ nhất, tường nhà tắm thường sẽ được lát gạch. Vừa tạo sự sang trọng đẹp mắt, lại rất thuận lợi trong việc vệ sinh lau dọn. Gạch ốp tường có thể lựa chọn loại 20×20 hoặc 20×30 tùy ý. Lát tới độ cao khoảng 1 – 1.3m hoặc lát toàn bộ tường. Còn phần trần nhà sẽ sử dụng sơn chứ không ốp gạch.
Đặc biệt lưu ý khi thiết kế để tránh nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà nhé. Điều này sẽ phạm phải điều cấm kị trong phong thủy. Sẽ rất bất tiện cho quá trình sinh hoạt hàng ngày đó. Nếu bạn không muốn phiền hà thì hãy chú ý điều này ngay từ khi xây dựng nhà vệ sinh nhé!
Ngoài ra việc chống thấm sàn nhà vệ sinh cũng đặc biệt quan trọng. Xử lý chống thấm ngay khi thiết kế xây dựng bạn nhé. Thiết kế đường ống nước, thoát nước thải, hệ thống điện…thật cẩn thận tỉ mỉ. Để hệ thống nhà vệ sinh có thể hoạt động an toàn và trơn tru nhất!