Mái ngói đỏ truyền thống mang đến cho công trình dáng vẻ cổ điển và đẹp mắt. Dù hiện nay đã ít được sử dụng nhưng vẫn có những người yêu thích vật liệu này và áp dụng cho công trình của mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao để chống thấm dột mái ngói để giữ cho công trình luôn vững bền với thời gian.
Nguyên nhân mái ngói bị dột
Để tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả. Trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân mái ngói bị dột
Những ngôi nhà được lợp mái ngói ở nông thôn thường là những ngôi nhà cũ, có tuổi đời lâu năm. Chịu các tác động của thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Chủ nhân lại chưa chú ý đến kế hoạch trùng tu, bảo dưỡng thường xuyên. Do vậy sự xuống cấp về các kết cấu mái nhà, vì kèo là không thể tránh khỏi.
Do thời gian dài thời tiết mưa gió, nắng nóng, khiến độ bền của ngói không còn được như trước. Ngói lợp mái nhà bị hư hỏng, ngói bị nứt, vỡ hoặc ngói kém chất lượng.
Trong quá trình thi công lợp ngói không đúng cách và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Xảy ra hiện tượng nước mưa chảy theo các khe hở giữa các viên ngói. Thấm xuống mái nhà.
Hoặc độ dốc của mái không đủ, khi mưa lớn nước không thoát hết dẫn đến ứ đọng gây thấm dột mái ngói. Hư hại đến phần trần nhà, dột nước khiến trần nhà bị hỏng.
Hậu quả xảy ra khi mái ngói bị dột
Mái ngói là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện khí hậu và tác động của môi trường. Nó có tác dụng che chắn, bảo vệ ngôi nhà khỏi những yếu tố xấu. Do vậy sau một thời gian dài rất dễ bị thấm dột, ẩm mốc. Đặc biệt là bộ phận mái ngói.
Nếu mái ngói bị thấm dột mà không được khắc phục, sẽ làm hỏng đến các kết cấu bê tông khác trong nhà. Không chỉ vậy còn làm ẩm mốc tường nhà và trần nhà. Xuất hiện những màu sắc rêu mốc rất xấu và mất thẩm mỹ.
Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sống trong nhà. Cũng như tính an toàn của công trình không được đảm bảo do thấm dột sẽ làm các mảng tường bị bong tróc, có thể rơi vỡ, nứt, vô cùng nguy hiểm.
Mái ngói bị dột còn ảnh hưởng đến các công trình nội thất trong nhà. Đặc biệt là các gian nhà được xây dựng làm nhà thờ, đình chùa, miếu,… chứa rất nhiều những đồ cổ, quý giá. Nếu mái ngói của nhà bị dột nước sẽ ảnh hưởng và làm hư hại những món đồ này. Chi phí khắc phục là vô cùng tốn kém.
Vì vậy nếu xuất hiện các dấu hiệu thấm dột cần có biện pháp chống thấm mái nhà ngay để tránh những hậu quả khó lường.
Các loại vật liệu chống thấm dột mái ngói tốt nhất hiện nay
Có nhiều loại vật liệu chống thấm dột mái ngói bao gồm các loại keo chống thấm và hóa chất chống thấm. Những sản phẩm này có ưu điểm là dễ dàng thi công, giá thành rẻ.
Keo chít mạch ngói Bestseal 35
Keo chít mạch ngói Bestseal 35 là vật liệu vữa polymer được kết dính cứng chắc. Là sản phẩm chuyên dụng để chống thấm dột mái ngói. Keo được sử dụng để trám mạch cho ngói úp nóng mái nhà, ngói rìa mái và giữa các viên ngói với nhau.
Ưu điểm của keo Bestseal 35 là có độ đàn hồi tốt, không co ngót, không sụt giảm. Keo có độ bám dính bề mặt chắc chắn mà không hút nước. Dễ dàng thi công, có thể sử dụng bay để tạo độ nén tốt.
Keo chống thấm Quicseal 201
Keo Quicseal 201 có độ đàn hồi thấp, không võng, và là keo gốc polyurethane. Keo có độ chống chịu và phản ứng tốt với độ ẩm của không khí. Tạo thành một lớp cao su che lấp các khe hở. Sản phẩm được sử dụng như một chất trám chống thấm cho kết cấu từ bê tông, xi măng, gốm sứ, thủy tinh, kim loại. Ưu điểm của keo Quicseal 201 đó là có độ bền cao, dễ dàng thi công, không cần trộn với phụ gia. Có thể sơn lại bằng sơn Acrylic mà không bị chảy trên bề mặt. Có độ bám dính tốt, bền với nhiệt và môi trường khắc nghiệt. Khả năng chống phong hóa cao.
Hóa chất chống thấm dột mái ngói
Hóa chất Roof Seal là loại hóa chất phổ biến để sử dụng trong chống dột mái ngói. Hóa chất giúp ngăn chặn đáng kể tính hút nước của ngói lợp và các vật liệu làm bằng vữa xi măng. Nhờ vậy mà giúp tăng cường độ bền cho ngói. Giúp cho bề mặt của ngói lợp vẫn giữ được màu sắc đỏ nguyên bản. Giảm độ ẩm của không khí tác động lên ngói, giảm thất thoát nhiệt cho vật liệu. Ngăn chặn rêu mốc trên bề mặt, giữ được vẻ đẹp tự nhiên, cổ kính của mái ngói.
Cách chống thấm dột mái ngói
Chống thấm dột mái ngói bằng keo
+ Bước 1 : Chuẩn bị bề mặt thi công
Chuẩn bị keo chống thấm Bestseal 35 hoặc Quicseal 201.
Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công. Đảm bảo không có vật liệu xây dựng vương vãi như gạch đá, sỏi. Các loại vữa xi măng có thể cản trở quá trình thi công. Do đó phải được loại bỏ khỏi bề mặt thi công hoàn toàn. Hãy sử dụng bàn chải bàn cào sắt để quét sạch chúng.
+ Bước 2: Tiến hành thi công
Thi công keo trét mạch ngói úp nóc với độ dày từ 5 – 10 mm, đảm bảo phủ lên các cạnh của ngói bò úp nóc mái nhà.
Láng bề mặt keo trét với bay trét mạch.
Đảm bảo thi công phù hợp với ngói mới hoặc sửa chữa.
Cần ít nhất 2 giờ để keo có thể đóng cứng và phát huy tác dụng.
Chống thấm dột cho mái ngói bằng hóa chất Roofseal
Đây là loại hóa chất được sử dụng phổ biến vì mang lại hiệu quả chống thấm cao cho mái ngói. Hóa chất Roofseal giúp ngăn chặn và hạn chế tính hút nước của mái ngói. Tránh tình trạng ngói bị mục. Đảm bảo giữ màu lâu, tăng độ bề và chống chịu với thời tiết. Các bước tiến hành chống thấm dột mái ngói bằng Roofseal được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Làm sạch bề mặt mái ngói.
+ Bước 2: Dùng chổi quét hóa chất chống thấm Roofseal lên toàn bộ bề mặt ngói thành 1 – 2 lớp tùy từng loại.
+ Bước 3: Để mái khô tự nhiên trong vòng 24h và đưa vào sử dụng.
Ngoài ra với những mái ngói chưa lợp bạn có thể nhúng ngói vào dung dịch chống thấm trong vòng 10 – 60 giây tùy từng loại ngói. Tiếp theo lấy ngói ra và để khô tự nhiên ở nơi thoáng mát. Cuối cùng khi mái ngói khô tiến hành lợp cho công trình.
Trên đây là những cách chống thấm cho mái ngói đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, bạn hãy liên hệ với công ty Hoàng Gia Phát để được đội ngũ thi công chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ chống thấm dột mái nhà nhanh chóng, hiệu quả với giá rẻ. Xin cảm ơn!
Chống thấm dột cho mái ngói mới bằng sơn
Sử dụng sơn chống thấm cho mái ngói là một biện pháp hiệu quả. Tuy nhiên khá tốn kém công sức và chi phí. Trước khi sử dụng sơn chống thấm dột mái ngói. Bạn có thể kiểm tra các viên ngói cũ hỏng, vỡ nát và thay bằng các viên ngói mới. Sau đó tiến hành quét sơn chống thấm. Các bước thực hiện như sau:
+ Bước 1: Kiểm tra các viên ngói, dỡ bỏ những viên đã cũ nát. Thay thế bằng ngói mới.
+ Bước 2: Làm vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt mái ngói để loại bỏ bụi bẩn, vật liệu dư thừa và tạp chất.
+ Bước 3: Sử dụng sơn thường phun lên bề mặt ngói để bảo vệ mái ngói không bị bẩn và mảng bám.
+ Bước 3: Sơn phủ một lớp sơn lót chống kiềm loại dùng ngoài trời.
+ Bước 4: Quét sơn chống thấm cho toàn bộ bề mặt ngói.
Trên đây là những cách chống thấm dột mái ngói hiệu quả và an toàn, tiết kiệm nhất. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được cách chống thấm phù hợp cho mái ngói của nhà mình để có thể bảo vệ công trình một cách toàn vn nhất