Màng chống thấm là một trong những vật liệu hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động thi công công trình hiện nay. Với ưu điểm vượt trội về khả năng chống thấm nước, các loại màng chống thấm giúp gia cố công trình và gia tăng tuổi thọ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
1 – Màng chống thấm là gì?
Màng chống thấm là sản phẩm làm từ Polymer tổng hợp ở dạng cuộn hoặc dạng tấm. Loại vật liệu này thường có hệ số thấm rất thấp. Bởi vậy nên nó thường được dùng trong thi công chống thấm cho các công trình xây dựng hoặc làm tường vây ngăn cách giữa các khu chế xuất, kho chứa chất lỏng, nhà máy lọc dầu,… và khu dân cư.
Hiện tại ở Việt Nam đang sử dụng ph biến nhất là loại màng chống thấm tự dính HDPE có bề mặt nhẵn.
2 – Ưu điểm vượt trội của màng chống thấm
+ Ngăn nước vượt trội, bảo vệ an toàn cho các công trình trước sự xâm nhập của nước, độ ẩm. Cũng như ngăn cách, gia tăng bảo vệ môi trường dân cư với các khu vực đặc thù như khu chế xuất, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất,… Chính bởi ưu điểm này mà màng chống thấm tường, chống thấm trần luôn đóng vai trò hết sức trọng yếu trong các hạng mục thi công công trình dân dụng lẫn công nghiệp.
+ Khả năng chịu nhiệt cực tốt dù trong điều kiện môi trường khắc nghiệt đến thế nào.
+ Độ kết dính cực cao, bám cực chắc với bề mặt thi công.
+ Có thể chống lại tia UV từ ánh nắng mặt trời
+ Chỉ số đàn hồi cao, có thể co giãn tốt.
+ Tuổi thọ bền lên đến hàng chục năm.
+ Không kén bề mặt thi công.
3 – Các loại màng chống thấm và giá của từng loại
Trên thị trường hiện nay có sự xuất hiện của không ít các loại màng chống thấm khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất tại Việt Nam có thể kể đến như:
+ Màng chống thấm tự dính 2 mặt
+ Màng chống thấm tự dính HDPE
+ Màng chống thấm Sika
+ Màng chống thấm Bitum Sika
+ Màng chống thấm tự dính mặt nhôm
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại để có thể nhận biết và hiểu thêm về vai trò ứng dụng của chúng.
Màng chống thấm tự dính HDPE
Thông số
+ Hình dạng: cuộn
+ Xử lý bề mặt: màng co
+ Độ dày: 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm
+ Kích thước: 1mx20m
+ Thời gian giãn nở: 200%
+ Giới hạn chịu nhiệt: -15 độ C đến 70 độ C
+ Chỉ số chịu thấm: K=10-12 ÷10-16cm/s.
+ Màu sắc: màu đen
Đặc tính kỹ thuật
+ Thi công dán nguội không cần gia nhiệt nhờ lớp màng tự dính có thể bám chắc vào bề mặt thi công ở điều kiện thường.
+ Độ bám dính tốt trên bề mặt bê tông
+ Bề dày chống thấm đồng đều, dày dặn, ngăn nước cực tốt
+ Chịu được các loại hóa chất
Ứng dụng
Dùng trong thi công chống thấm ở các hạng mục không cho tiếp xúc trực tiếp với lửa trong sử dụng. Cụ thể là ứng dụng chủ yếu trong những dự án như:
+ Thi công chống thấm trần nhà, màng chống thấm tường nhà
+ Chống thấm đường hầm, tàu điện ngầm, đường hầm
+ Lót chống thấm kênh mương, đập thủy điện,…
+ Lót đáy ao hồ thủy sản,
+ Thi công lót hố bãi rác
+ Lót đáy hồ chứa khu công nghiệp, khu chế xuất,…
+ Lớp đáy chống thấm cho nhà máy thải xỉ, nhà máy hóa chất, phân bón để ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập ra môi trường làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
+ Thi công lớp lót cho bể chứa xăng dầu.
+ Làm bể hầm biogas
+ Ứng dụng trong một số hạng mục khác
Giá cả
Mức giá dao động từ khoảng 15.000 đồng/m2 – 100.000đ/m2 tùy độ dày, kích thước mỗi loại.
Hướng dẫn cách thi công
Bước 1: Chuẩn bị
+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thi công: màng chống thấm tự dính HDPE, vữa xi măng cát,…
+ Chuẩn bị máy móc thiết bị hỗ trợ cho quá trình thi công
+ Xử lý vết lồi lõm trên bề mặt cho phẳng.
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông khỏi bụi bẩn, chướng ngại vật, dầu mỡ, tạp chất
Bước 2: Quét sơn tự dính
+ Sử dụng con lăn quét lớp lót là sơn tự dính trên toàn bộ bề mặt thi công. Chú ý lớp sơn phải đảm bảo dàn mỏng, đều và phủ kín.
+ Phủ lớp sơn lót cho diện tích thi công ngay trong ngày để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
+ Đợi khoảng 6h ở mức nhiệt 30 độ C sau khi quét sơn rồi mới thi công màng chống thấm.
Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính
+ Kiểm tra các lớp màng trước khi thi công
+ Sắp xếp vào vị trí dán
+ Cuốn ngược lại nhưng không làm thay đổi các hướng đã định rồi trải từ từ ra
+ Thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần lên nếu thi công trên bề mặt dốc
+ Dùng con lăn ép phẳng bề mặt màng khi hoàn thiện để đảm bảo màng bám dính chắc và không để lọt không khí vào.
Bước 4: Thi công lớp bảo vệ
+ Gia cố các điểm trọng yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống thoát.
+ Thi công lớp bảo vệ bên trên lớp màng trong thời gian sớm nhất.
Bước 5: Nghiệm thu công trình
Kiểm tra độ phẳng và khả năng bám dính của màng. Xác định không xuất hiện vết phồng bóng khí, nếu có phải xử lý ngay.
Màng chống thấm Bitum Sika
Thông số
+ Hình dạng: dạng tấm cuộn
+ Độ dày: 3mm (±5%)
+ Đóng gói: 1mx10m/cuộn
+ Điều kiện bảo quản: 5 độ C 35 độ C
+ Khả năng kháng chảy dưới nhiệt độ cao: từ 120 độ C
+ Chỉ số chịu thấm nước: <=0.2g/ 24 giờ/m²
Đặc tính kỹ thuật
+ Thi công gia nhiệt bằng phương pháp khò nóng
+ Khả năng bám dính tốt
+ Dày dặn, chống thấm vượt trội, tuổi thọ cao
+ Chịu được lực căng, xé tốt
+ Chống lão hóa cao
+ Chịu được thay đổi của thời tiết
+ Có thể uốn dẻo ở nền nhiệt thấp
Ứng dụng
Màng chống thấm Bitum Sika được ứng dụng nhiều trong các hạng mục như:
+ Chống thấm, chống ẩm cho mặt ngoài tường tầng hầm
+ Chống thấm cho tường chắn
+ Thi công chống thấm sàn
+ Chống thấm dột trần, mái nhà dưới lớp gạch
+ Thi công chống thấm ban công, sân thượng dưới lớp gạch bảo vệ
Giá cả
Mức giá bán hiện nay dao động khoảng 1.300.000 đồng
Hướng dẫn cách thi công
Bước 1: Chuẩn bị
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, xử lý vết lồi lõm, chướng ngại vật nếu có
+ Độ nghiêng của bề mặt nằm ngang phải lớn hơn 1,5%
+ Điều kiện thi công: nhiệt độ bề mặt tối thiểu 5 độ C, tối đa 65 độ C. Nhiệt độ môi trường 5 độ C đến 50 độ C. Độ ẩm bề mặt dưới 25%, độ ẩm môi trường dưới 85%.
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu theo định mức và máy móc, thiết bị hỗ trợ thi công.
Bước 2: Quét lớp lót
+ Phủ lớp kết nối BC Bitum Coatings lên bề mặt cần chống thấm
+ Quét trực tiếp bằng chổi, lăn sơn hoặc máy phun áp suất.
+ Chờ khô lớp lót
Bước 3: Thi công lớp màng chống thấm Bitum Sika
+ Đặt màng vào vị trí thi công
+ Mở cuộn Bitum Sika ra và đặt mặt có lớp phủ polyetylene tiếp xúc với bề mặt bê tông.
+ Mở khoảng nửa vòng dùng súng khò ga khò nóng vào tấm màng cho đến khi polyetylene và bitum chảy và nhỏ thành giọt.
+ Cứ tiếp tục làm như vậy, mở dần dần tấm màng thi công cho đến hết.
+ Nối các tấm màng với nhau bằng mối có độ rộng tối thiểu 10cm.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu
+ Xác định bề mặt thi công kín khít
+ Màng chống thấm Bitum Sika bám dính chắc vào mặt nền thi công
Màng chống thấm tự dính mặt nhôm
Thông số
Dạng: tấm cuộn
Độ dày: 1mm
Kích thước: khổ 1mx15m
Đặc tính kỹ thuật
+ Chống thấm và ngăn hơi nước xâm nhập vượt trội
+ Chống ẩm hiệu quả cho lớp bê tông, chống bức xạ và giảm sức nóng
+ Thi công nguội không cần gia nhiệt, kỹ thuật thi công đơn giản, nhanh chóng
+ Có thể ngăn chống các loại hóa chất thông thường
Ứng dụng
Màng chống thấm tự dính mặt nhôm thường dùng trong thi công ngăn thấm dột ở mái tôn, mái kim loại, con lươn,… Bên cạnh đó, nó cũng được ứng dụng làm lóp đệm giữ kín hơi cho kho lạnh, ô tô.
Giá cả
Giá bán màng chống thấm tự dính mặt nhôm dao động khoảng 1.350.000đ
Hướng dẫn cách thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
+ Làm phẳng, nhẵn bề mặt thi công
+ Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, dầu mỡ, vụn vữa xi măng
+ Làm khô bề mặt bê tông thi công
+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhân công
Bước 2: Sơn lót chống thấm
+ Quét đều một lớp sơn lót chống thấm mỏng, kín trên toàn bộ bề mặt bê tông.
+ Chờ cho lớp sơn lót khô
Bước 3: Thi công màng chống thấm tự dính mặt nhôm
+ Trải tấm màng ra và cắt đúng theo kích thước yêu cầu.
+ Đặt tấm màng đã cắt lên vị trí cần thi công kiểm tra xem đã vừa khít chưa.
+ Bóc lớp màng silicon bên dưới sau đó cẩn thận dán màng chống thấm lên trên sao cho diện tích chồng mí tối thiểu phải đạt 50mm.
+ Dùng con lăn miết chặt để loại bỏ sạch không khí bên trong.
+ Đặt một tấm Pro-mat hoặc lớp vữa lên trên ngay sau khi thi công để gia cố bảo vệ.
Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu
Màng chống thấm tự dính Autotak
Thông số
Hình dạng: tấm cuộn
Độ dày: 1.5mm – 2mm
Kích thước: 1mx20m
Độ chống thấm Kpa 60
Độ bền va chạm: 700mm
Độ bền kéo: 300 – 400N/5cm
Đặc tính kỹ thuật
+ Chống thấm nước tốt
+ Chống lại tác động của các loại hóa chất thông thường
+ Thi công nguội chỉ cần lột bỏ lớp silicon màng sẽ tự dính mà không cần khò nóng hay hàn gia nhiệt.
Ứng dụng
Màng chống thấm tự dính Autotak thường được ứng dụng trong:
+ Chống thấm sàn tầng hầm nhà cao tầng
+ Chống thấm sàn mái
+ Thi công chống thấm đường hầm
+ Chống thấm bể bơi, bể chứa chất thải,…
+ Màng chống thấm tường ngăn
+ Chống thấm nhà vệ sinh
+ Thi công chống thấm dột ban công
+ Thi công chống thấm một số hạng mục khác
Giá cả
Giá bán màng chống thấm Autotak dao động khoảng 80.000đ – 90.000đ
Hướng dẫn cách thi công
Bước 1: Chuẩn bị
+ Loại bỏ những vết sần sùi, lồi lõm, các chướng ngại vật nếu có
+ Làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, vôi vữa xi măng thừa
+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thi công theo định mức, máy móc, thiết bị, nhân công
+ Thi công trong điều kiện nhiệt độ từ 10 độ C đến 40 độ C
Bước 2: Thi công lớp lót
+ Tráng vữa liên kết lên các miệng ống nước ở khu vực thi công nếu có.
+ Lăn phủ một lớp sơn lót mỏng, kín toàn bộ bề mặt thi công màng chống thấm Autotak.
+ Đợi cho đến khi lớp sơn lót khô hoàn toàn
Bước 3: Thi công màng chống thấm tự dính Autotak
+ Trải màng ra và cắt theo kích thước yêu cầu
+ Đặt ướm vào vị trí thi công để kiểm tra xem vừa chưa
+ Bóc lớp silicon bảo vệ bên ngoài sau đó dùng con lăn đè tấm màng xuống cho bám chắc vào bề mặt thi công. Miết qua miết lại vài lần đề đảm bảo loại bỏ hết bọt khi và giúp màng bám chắc hơn.
+ Dán theo hàng thẳng và chống mí lên nhau tối thiểu 40 – 50mm.
Bước 4: Kiểm tra, nghiệm thu
+ Xác định bề mặt màng thi công bẳng phẳng, bám dính tốt
+ Nếu có chỗ nào bị hư hỏng, rách thủng cần làm sạch và xử lý ngay bằng cách vá chồng màng Autotak lên trên.
+ Láng thêm một lớp vữa xi măng cát để gia cố bảo vệ màng.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn một số kiến thức liên quan đến các loại màng chống thấm đang được sử dụng phổ biến. Hi vọng với những thông tin này, chúng ta sẽ có thêm sự nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn về loại vật liệu vô cùng quan trọng với các hạng mục công trình thi công hiện nay.