3 cách chống thấm mái nhà bê tông hiệu quả
Ở Việt Nam, hầu hết các công trình đều sử dụng trần nhà bê tông bởi sự vững chãi và chắc chắn của nó. Tuy nhiên cũng giống như bất kì chất liệu nào khác. Sau một thời gian sử dụng sẽ có sự xuống cấp, hỏng hóc do sự tác động của môi trường. Các vết bẩn ố vàng, mốc bám thành từng vạch trên trần do bị thấm nước. Vậy có cách chống thấm mái nhà bê tông nào hiệu quả không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Sự thông dụng của trần nhà bê tông
Trên thế giới, trần nhà bê tông hiện cũng đang là một xu hướng sử dụng vật liệu được theo đuổi. Không chỉ tồn tại ở các bộ phận kiến trúc, mà nó còn có rất nhiều những ứng dụng khác. Ví dụ như các dạng bàn – ghế, quầy, giá, kệ… Là vật liệu kiến trúc, vật liệu trang trí vô cùng thú vị và độc đáo.
Sử dụng bê tông cốt thép vào trần nhà bê tông. Những tòa nhà cao tầng vững chắc sẽ được dựng lên, những tòa nhà vươn lên cao hơn. Những bức tường, cây cột nhỏ lại, hình thức kiến trúc trở nên phong phú đa dạng hơn. Dưới những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Đặc biệt nguyên liệu làm bê tông cốt thép có nhiều và dễ khai thác. Có sẵn trong tự nhiên: cát, sỏi, đá, xi măng, thép… Do đó giá thành của bê tông cốt thép tương đối rẻ, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Bởi vậy, chống thấm trần nhà bê tông sẽ thường xuyên được sử dụng. Tại sao nhỉ?
Khi nào cần chống thấm trần nhà bê tông?
Những tưởng rằng bê tông chắc chắn là thế thì sẽ không cần lo lắng điều gì nữa. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng. Bởi bất kì vật liệu chất liệu nào cũng đều có thời gian sử dụng nhất định. Và sẽ bị biến đổi theo thời gian bởi sự tác động của môi trường bên ngoài. Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm, rò rỉ nước vào nhà. Trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng. Nhìn chúng vô cùng mất mỹ quan đấy.
Các cụ có câu, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên xử lí chống thấm ngay khi xây dựng nhà mới thì sẽ tốt hơn rất nhiều đấy. Nếu bạn bỏ qua mất bước ấy, hoặc nhà bạn đã xây dựng quá lâu rồi nên bị thấm dột. Vậy thì chỉ còn cách liên hệ với các đơn vị chuyên xử lý chống thấm trần nhà bê tông thôi. Vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng nhất đấy!
3 cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả
Có rất nhiều cách chống thấm được sử dụng và đem lại hiệu quả nhất định. Hiện nay có 3 cách thường xuyên được áp dụng và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Chống thấm trần nhà bằng Sikaproof Membrane
Đây là một loại chất liệu chống thấm dạng màng lỏng bitum polyme cải tiến gốc nước. Cấu tạo một thành phần và thi công nguội. Nó có tác dụng như lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát. Hay dùng để chống thấm sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm, tường,…
Sikaproof Membrane là vật liệu có thể dễ dàng mua và sử dụng trong quá trình chống thấm. Vật liệu này có giá thành thấp, dễ thi công bằng chổi hay bình phun. Đặc biệt tốc độ khô nhanh tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt. Có độ kết dính cực tốt và có thể che lấp được kín các vết nứt. Vật liệu này có thể thi công dễ dàng được trên vật liệu cũ hoặc mới. Không hề chứa dung môi, không có mùi và không bị dính tay.
>>> Xem thêm: Ưu nhược điểm chống thấm bằng Sikaproof Membrane
Chống thấm bằng màng chống thấm tự dính hay khò nóng
Màng tự dính
Một cách chống thấm khác cũng thường được sử dụng đó là dùng màng chống thấm nguội hay khò nóng. Loại này có dạng tấm và phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt. Một loại nhựa chịu nhiệt cực tốt trong môi trường chất lỏng. Không bị tác động bởi bởi các dung dịch muối, axit hay kiềm. Mặt còn lại sẽ được bảo vệ bởi một lớp màng silicon.
Cách này có ưu điểm chống thấm dột triệt để, quá trình thi công đơn giản, dễ dàng. Chỉ cần bóc lớp vỏ silicon rồi dán trực tiếp lên trần. Rất an toàn mà lại nhanh chóng hơn màng chống thấm khò nhiệt. Bởi vì nó không cần nhiệt để tạo độ dính nữa. Rất dễ gây tai nạn bị bỏng khi dùng khò nóng. Nhờ khả năng bám dính cực tốt trên hầu hết các bề mặt thi công khi nhiệt độ thay đổi. Nên chất liệu này hiện được ứng dụng khá rộng rãi. An toàn với sức khỏe con người, không có hóa chất độc hại nào!
Tuy nhiên nhược điểm của màng tự dính đó là các mối nối. Do đó đây cũng chưa phải là giải pháp tốt nhất và bền nhất.
Màng khò nóng
Màng chống thấm khò nóng vẫn được áp dụng bởi những ưu điểm mà chúng mang lại. Là một loại màng chống thấm khò nóng gốc Bitum chống thấm dẻo. Được sản xuất từ hỗn hợp giàu Bitum và polymers APP được chọn lọc. Loại này có khả năng chịu nhiệt, chống các tia UV, chống thấm cao.
Với ưu điểm cũng gần tương tự như màng tự dính, an toàn thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Có thể chống thấm khe tiếp giáp, chống thấm sân thượng, chống thấm mái nhà bê tông, bể nước…
Cách này có nhược điểm là thi công phức tạp, nhất là ở vị trí mối nối của các tấm màng. Bên cạnh đó còn cần thêm kỹ thuật gia nhiệt, khò nóng chảy để tạo kết dính. Tuổi thọ cũng như độ bền cũng chỉ ngang bằng các loại màng tự dính.
Chống thấm bằng nhựa đường
Đây cũng là một trong những cách được thường xuyên áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, cách này cần đảm bảo làm sạch bề mặt bằng lớp lót Primer gốc nhựa đường. Tuyệt đối không có bất kì bụi bẩn nào và phải thật khô ráo.
Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường, phải dán thẳng hàng và không cuốn nếp nhé. Các vạt bên liền kề dán chồng lên nhau 10cm. Vạt cuối dán chồng 15cm, các vị trí giao với tường phải dán lên tường 15cm. Chú ý gia cố các điểm yếu như chân tường giao với sàn, cổ ống thoát nước, khe lún… bằng lớp primer gốc nhựa đường.
Trên đây là 3 cách chống thấm mái nhà bê tông hiệu quả được áp dụng hiện nay. Nếu vẫn còn thắc mắc hay băn khoăn điều gì. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline: 03979 676 669 để được hỗ trợ nhé.