Quy trình chống thấm nhà vệ sinh như thế nào cho hiệu quả?
Sau một thời gian sử dụng việc xuống cấp của công trình là điều không thể tránh khỏi. Việc xử lý chống thấm cho những căn nhà, tầng hầm là điều đang rất được các chủ đầu tư quan tâm. Vậy quy trình chống thấm nhà vệ sinh như nào cho hiệu quả? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm
Trước khi thực hiện công việc chống thấm nhà vệ sinh. Cần chuẩn bị bề mặt bê tông thật cẩn thận để việc thi công đạt hiệu quả tối đa.
+ Dọn dẹp các chướng ngại vật: tháo dỡ, di dời hết tất cả các vật dụng: ván, khuôn gỗ, sắt thép, nước đọng…
+ Không nên trét bê tông vào các lỗi khuyết tật của bê tông trước khi xử lí chống thấm.
+ Cắt các râu ria thừa trên bê tông sâu khoảng 2cm so với mặt bê tông.
+ Nên định vị và lắp đặt hoàn tất các đường ống nào xuyên bê tông. Hoặc các hộp kĩ thuật trong các khu vệ sinh bằng trám vữa hay bê tông…
+ Băm, đục sạch các lớp vữa xi măng bị dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu. Sử dụng các dụng cụ như: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
+ Kiểm tra và đục mở miệng các đường nút dài trên bề mặt bê tông kết cấu rộng và sâu khoảng 2cm. Đục sạch các tạp chất còn xót lại trên bề mặt, các chân tường bao và sàn bê tông.
+ Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc máy thổi cầm tay. Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hổng, đường nứt, râu thép… Bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co hay bị ngót đi.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh
Có rất nhiều cách chống thấm tường nhà vệ sinh được áp dụng. Sau đây là quy trình chống thấm sử dụng màng khò nóng và màng dán lạnh. Phương pháp này khá hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Bước 1: Quét một lớp tạo dính
Sử dụng lu sơn để thi công trên bề mặt rộng giúp lớp dính được dàn mỏng và đều. Lớp này cần phải bao phủ kín bề mặt bê tông và chỉ quét với các diện tích có thể thi công trong ngày. Không nên quét những khu vực không thể thi công ngay trong ngày hôm đó nhé.
Đợi khoảng một thời gian cho lớp tạo dính này khô. Bạn có thể dùng tay sờ và cảm nhận nó không bị dính tay là đạt yêu cầu. Sau đó là tiến hành bước dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm
- Màng chống thấm được sử dụng là Bitum. Bạn cần kiểm tra toàn bộ lớp màng chống thấm trước khi dán nhé. Đảm bảo bề mặt dán hay khò được úp xuống.
- Trải các cuộn màng chống thấm ra các vị trí cần thi công để chuẩn bị. Chuẩn bị các dụng cụ đèn khò để thổi lên các tấm trải.
- Khò lớp màng và hơ nóng bề mặt thi công bằng đèn khò. Bề mặt màng sẽ tan chảy và tạo độ kết dính với lớp lót đã chuẩn bị trước đó. Thi công từ vị trí thấp nhất đến cao nhất nếu có độ dốc.
- Di chuyển ngọn lửa qua lại đều tay vào bề mặt khò dính của lớp màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công rồi dán màng lên. Cần thao tác nhanh nhất có thể để đạt hiệu quả tốt nhất. Quan trọng là cần phải phân bổ nguồn nhiệt đồng đều nhé.
- Sử dụng các con lăn gỗ và ép mạnh phần màng ở khu vực đã khò. Đẩy hết bọt khí ra ngoài và tạo một mặt phẳng khi hoàn thiện.
Khò nóng các vị trí mép tường để đảm bảo làm kín hết toàn bộ bề mặt
Bước 3: Kiểm tra lại và nghiệm thu
Dùng đèn đốt chảy lớp màng, sau đó lấy bay thi công miết thật mạnh xuống. Phần tiếp giáp tại các vị trí chồng mí sẽ được làm kín. Cần chú trọng các điểm yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống… Vì đây là những vị trí yếu phải gia cố. Và thi công lớp bảo vệ trong thời gian nhanh nhất. Để quá lâu lớp màng sẽ bị phồng rộp và không còn kết dính do sự tác động thay đổi nhiệt độ.
Ngâm nước để kiểm tra sau khi thi công xong
Sau khi thực hiện hết các quy trình chống thấm nhà vệ sinh trên. Các hạng mục đó sẽ được quây lại và bơm nước ngâm để kiểm tra kết quả. Sau khoảng 24 tiếng nếu không có hiện tượng bị thấm dột thì đi vào hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh khác như: dung dịch chống thấm, vữa chống thấm với gốc xi măng… Mỗi cách sẽ có những ưu nhược điểm riêng của mình. Hãy lựa chọn đơn vị chống thấm dột uy tín và chuyên nghiệp trước khi thi công nhé.