Thiết kế phòng thể dục
Ngày nay, nhiều gia đình dù diện tích rộng hay hẹp vẫn cố dành cho mình một khoảng không trong nhà. Nơi đó sẽ được dành cho thiết kế phòng thể dục riêng cho mọi thành viên trong gia đình. Giúp mọi người luôn có khả năng để tăng cường sức khỏe tốt hơn cho mình.
Nhưng khi xây dựng bạn cần chú ý một số điều dưới đây, cũng như khi xây xong cần chuẩn bị ít nhất một số đồ tập tại nhà đa năng theo danh sách. Nhờ đó mới phát huy hiệu quả của phòng GYM đó được.
Lưu ý khi thiết kế phòng thể dục tại nhà.
Khi thiết kế phòng tập thể dục tại nhà, bạn cần lưu ý về mặt kết cấu, chống thấm và chống rung. Bởi khi tập luyện, độ nặng của tạ, lực khi bạn hạ tạ xuống sàn, các bước chạy trên máy chạy bộ tác động rất mạnh. Hoàn toàn không giống các hoạt động sinh hoạt bình thường khác.
1/ Vị trí nên đặt phòng GYM
Phòng tập thể dục tại nhà nên tốt nhất đặt ở dưới tầng trệt. Bởi nơi đó có kết cấu nền vững chắc hơn mọi sàn trên tầng khác. Còn nếu không thì buộc bạn phải dùng các phòng ở tầng trên để thiết kế thôi.
Với bất kỳ vị trí nào trong nhà, bạn cũng luôn cần đảm bảo: Đó là nơi có hệ thống cửa thoáng ở mức độ tốt, nền vững chắc, tường đảm bảo khỏe để có thể khoan bắt các dụng cụ tập gọn gàng. Và tránh xa được các phòng ngủ càng tốt.
2/ Chống rung cho nền phòng tập
Như mọi người đã biết, không ai muốn nhưng trong việc tập các bộ môn cơ bắp không thể tránh được tình trạng bị rơi tạ hoặc tác động những lực lớn xuống nền. Nếu không chống rung – chống lực tốt có thể làm hư hại nền. Hoặc có thể làm nứt trần tầng dưới.
Do đó chúng ta cần đảm bảo những trường hợp như vậy không xảy ra với nhà mình.
Hiện nay, cách hữu hiệu nhất đó là lót sàn với đệm cao su chuyên dụng – giảm chấn. Nó là một loại cao su thu lực rất tốt. Bạn nên thiết kế phòng thể dục tại nhà mình với ít nhất 1 lớp lót cao su trải đều. Đối với những vị trí của tập tạ cần làm thêm một lớp lót đỡ nữa.
Lưu ý. Mọi đế của máy chạy bộ, chân ghế tập tạ… đều cần cắt cao su lót để chân tiếp xúc trực tiếp với nền nhà. Đảm bảo lực cố định và tốt nhất cho mọi động tác tập.
3/ Chống thấm cho phòng tập GYM
Với những ngôi nhà có thiết kế phòng thể dục ngay từ đầu. Chắc chắn các biện pháp chống thấm nhà tắm, dùng các vật liệu có độ liên kết dẻo đã được áp dụng.
Nhưng với những gia đình cải tạo một phòng hay một không gian nào đó để làm nơi tập GYM. Cần lưu ý các biện pháp chống thấm khe nứt bê tông. Tạo mặt phẳng tốt nhất cũng như tránh tăng độ rách rộng cho các vết nứt đó. Đồng thời tại khu vực thiết kế phòng tắm sau khi tập cũng nên làm chống thấm toàn bộ.
Những mẫu thiết kế phòng tập GYM tại nhà đẹp
Để mọi người không phải chờ đợi lâu. Chúng tôi xin gửi tới quý khách một số mẫu phòng tập GYM tại nhà đẹp từ không gian rộng đến hẹp đều có thể làm được nhé.
Một số dụng cụ không thể thiếu trong phòng tập GYM tại nhà
Để ít tốn diện tích mà lại được hiệu quả tập luyện cao. Các bài tập tại nhà thường được sử dụng nhiều trên các thiết bị mang nhiều tính năng trong một.
Theo chúng tôi, dù sao nó cũng cần đáp ứng đủ các yếu tố sau:
- Độ bền cao – giá thành ổn định hoặc rẻ.
- Đáp ứng đầy đủ các nhóm cơ trên cơ thể.
- Dễ dàng sử dụng và đi theo nhiều hướng dẫn chi tiết.
- Dễ mua, dễ dàng thay thế hay sửa chữa ở tại địa bàn mình sinh sống.
Dưới đây là danh sách một số các dụng cụ thường được trang bị ở các phòng tập gia đình. Đảm bảo chỉ tối thiếu những thiết bị này cũng đã cho bạn một cơ thể khỏe mạnh hơn. Mọi nhóm cơ trên người bạn cũng đủ thỏa sức tập luyện rồi.
Danh sách các thiết bị nên có trong phòng tập tại nhà
2/ Ghế tập GYM đa năng: Gồm tập bụng, làm ghế nằm đẩy tạ, tập cơ chân…
3/ Dàn tạ tay, tạ đẩy…
5/ Dây tập nhảy co dãn
6/ Bộ xà đơn gắn tường
8/ Máy đi bộ trên không
9/ Máy tập tăng chiều cao.
10/ Xe đạp tập thể dục.
Trên đây là 10 dụng cụ để bạn có thể mang chúng về nhà và tập đơn giản. Trong số những dụng cụ này, bạn có thể sắm từ từ đơn lẻ. Hoặc thay thế chúng với những dụng cụ đi kèm trên các máy tập lớn khác. Nhưng mọi dụng cụ này đều đảm bảo bạn sẽ không bỏ sót nhóm cơ nào trên người cả.
Chúc các bạn có thể thiết kế phòng thể dục ưng ý và có những buổi tập hiệu quả.