Thời gian đông cứng của bê tông
Hiện nay phần lớn các công ty xây dựng nhà ở đều sử dụng bê tông là vật liệu chính, với tính chất cứng rắn, độ bền cao. Bê tông từ xưa đã được con người phát minh và sử dụng hàng nghìn năm nay. Tuy vậy để sử dụng bê tông hiệu quả sẽ cần lưu ý đến rất nhiều yếu tố. Trong đó thời gian đông cứng của bê tông dường như được ưu tiên hàng đầu.
Bê tông là gì?
Trước khi xem xét đến vấn đề thời gian đông cứng của bê tông, ta cần phải tìm hiểu xem bê tông là gì? Các ưu nhược điểm của chúng ra sao trước nhé.
Bê tông là một loại đá nhân tạo, được tạo thành bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc các hỗn hợp thích hợp bao gồm các loại xi măng, nước, đá sỏi, đá dăm. Bê tông sau khi được nhào trộn và chưa đông kết được gọi là bê tông tươi.
Bê tông tươi
Hiện nay bê tông thường sẽ có các lõi thép bên trong đóng vai trò tăng khả năng chịu lực. Trong quá trình đông kết xi măng và các các cốt liệu sẽ gắn kết chặt với lõi thép bên trong. Chúng được gọi tên là bê tông cốt thép. Ngoài ra để cải thiện một số đặc tính của bê tông người ta sẽ cho thêm một số phụ gia để:
- Điều chỉnh thời gian ninh kết.
- Tăng khả năng chống thấm cho công trình.
- Nâng cao tính lưu động của hỗn hợp bê tông.
Các ưu điểm và nhược điểm của bê tông
Ưu điểm
- Có cường độ nén cao biến đổi trong phạm vi rộng từ 100, 200 đến 900, 1000 daN/Cm2.
- Giá thành tương đối rẻ
- Có độ bền cao nếu được thi công, bảo vệ đúng cách
Nhược điểm của bê tông
- Nặng
- Cách âm và nhiệt khá kém
- Nếu không chống thấm đúng cách sẽ rất dễ bị nước xâm nhập. Khiến công trình xuống cấp trầm trọng.
Tầm quan trọng của thời gian đông cứng bê tông
Một lớp bê tông được coi là đúng kỹ thuật khi chúng được ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm. Vì vậy, giữ độ ẩm cho bê tông sau khi “đổ” là hết sức cần thiết. Nếu trong môi trường khô hạn. Ta không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho bê tông. Sẽ dẫn đến các hiện tượng bê tông nứt nẻ làm hỏng lớp bê tông.
Nhiệt độ môi trường cũng cực kỳ quan trọng. Người ta thường chọn đổ bê tông vào những ngày trời nắng. Vì quá trình thủy hóa sẽ diễn ra nhanh nhất ở nhiệt độ khoảng trên 40 độ C. Ngoài ra người ta cũng thường sử dụng nước nóng trên 80 độ C. Để đẩy nhanh quá trình thủy hóa.
Người ta thường giữ độ ẩm của bê tông bằng nhiều cách như: để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước. phủ bạt… Tránh hiện tượng rạn nứt châm chim. Hiện tượng này cũng là nguyên nhân chủ yếu dấn đến ngấm, thấm nước sau này của công trình.
Trong thời gian 7 ngày đầu. Bê tông sẽ được phun nước khoảng 3 giờ 1 lần. ban đêm cũng nên bổ sung nước thêm 1 lần nữa thì quá trình thủy hóa mới diễn ra thuận lợi được. Tới khoảng 14 đến 18 ngày thì ta giảm cường độ xuống 3 lần/ngày.
Sau khi bê tông bắt đầu ninh kết, người ta phủ lên mặt bê tông một lớp cát mạt cưa , rơm rạ hoặc bèo tây…Các tấm phủ có hiệu năng giữ nước cao nhất . Trong thời tiết mùa hè nắng gắt, nên dùng giấy ( tố nhất là vỏ bao xi măng ) hoặc dùng màng polyethylene che phủ bề mặt bê tông mới đổ để giữ ẩm, dùng băng dính để dán ở những chỗ nối. Muốn giữ ẩm được lâu, dùng bao tải rơm rạ phủ lên rồi mới tưới nước . Các tấm phủ phải che đạy hết diện tích bê tông kể cả các cạnh của dầm nếu đã tháo dỡ cốp pha . Tấm phủ phải được tưới nước thường xuyên . Thời tiết quá nóng , co thể phủ một lớp rơm dày vừa chống nắng, vừa giữ ẩm cho bê tông.
Bảo dưỡng bê tông
Thời gian đông cứng của bê tông là bao lâu?
Sau một khoảng thời gian chăm chút. Bê tông sẽ khô dần. Thông thường khoảng 3 đến 4 tuần nếu thời tiết là mùa hè. Còn mua đông thì sẽ lâu hơn, bê tông sẽ hoàng toàn đông cứng. Sau đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp chống thấm như : chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm sàn mái, chống thấm sân thượng. Để giúp bê tông có độ bền cao nhât với thời gian.
Lưu ý: Ta không nên tháo dỡ cốp pha trước thời gian cho phép. Bởi có rất nhiều trường hợp nhà, trần, tường bị nứt nẻ. Do lúc này bê tông còn yếu chưa chịu được các tác động lực mạnh.