Trần nhà bê tông với kết cấu bê tông cốt thép chắc chắn, vững chãi… nên rất được ưu chuộng. Nhưng theo thời gian, trần nhà xuống cấp nhanh chóng. Dễ nhận thấy nhất là xuất hiện các rạn nứt, vết ố vàng, mốc đen trên trần. Vì vậy sử dụng vật liệu chống thấm mái nhà được sử dụng nhằm bảo đảm chất lượng công trình được dài lâu…
Nguyên nhân và hậu quả của thấm sàn mái
1/ Nguyên nhân gây thấm mái nhà
Nguyên nhân gây thấm mái nhà là do sàn mái bị rạn nứt. Nước sau những cơn mưa sẽ ngấm dần vào các khe nứt này gây hiện tượng ố vàng, mốc đen… Vậy rạn nứt mái nhà là do đâu?
– Thứ nhất do địa chất khu vực xây dựng có sự lún sụt không đồng đều
– Khi thi công, chất lượng bê tông không đảm bảo từ móng, dầm, sàn… bê tông, sắt thép không đạt yêu cầu.
– Quá trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ không được chú trọng (nhất là bê tông tươi). Vì vậy gây hiện tượng rạn nứt, gây hậu quả lâu dài.
– Vấn đề chống thấm dột trần không được quan tâm đúng mức. Khi thiết kế trần nhà cần lưu ý đến vấn đề thấm dột trần, trong quá trình xây dựng nhà. Sau khi nhà hoàn thành bạn cũng cần sử dụng vật liệu chống thấm lên bê tông nhằm đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.
2/ Hậu quả nếu không xử lý chống thấm mái nhà
– Thứ nhất khi nhà xuất hiện nấm mốc, thấm đột sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Mất đi sự tự tin và phong thái của gia chủ….
– Trần nhà bị thấm ngoài xuất hiện ố vàng, nấm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe…. Dần còn gây phá hủy kết cấu bê tông, kết cấu ngôi nhà, nguy hiểm đến tính mạng con người..
– Trần nhà là nơi phải chịu tác động trực tiếp từ môi trường như nắng mưa… Khả năng bị hao mòn, thấm dột rất dễ xảy ra. Vì thế để hạn chế tối đa các hậu quả mà hiện tượng thấm, dột, nứt từ trần nhà đem lại. Bạn cần phải biết đến các cách chống thấm trần nhà sao cho mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Những vật liệu chống thấm sàn mái tốt nhất hiện nay
1/ Keo chống thấm sàn mái bê tông chuyên dụng
Đối với các bề mặt bê tông sàn mái nhà bị nứt, chúng ta cần dùng keo chuyên dụng. Loại keo được sử dụng phổ biến nhất là keo, TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.
Hãy bơm keo trực tiếp vào các vết nứt rồi mới cần đến vật liệu chống thấm toàn diện, bởi keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao giúp trám bít vết nứt trong thời gian dài. Chúng có thể giãn nở thay đổi cho thích hợp dưới tác động của thời tiết. Nhờ vậy, sàn mái bê tông sẽ không bị rạn nứt, thấm dột vào ngày mưa nhiều hay nắng nóng.
2/ Chống thấm mái nhà bằng màng chống thấm
Một cách chống thấm trần nhà bê tông khác mà nhiều hộ gia đình sử dụng là việc thi công bằng màng chống thấm nguội hay khò nóng.
Màng được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất chọn lọc Atactic Polypropylene. Khả năng chiu nhit, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm rất cao. Đặc biệt bên trong màng được gia cố bằng lưới Polyester giúp khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt.
Đọc thêm: màng khò nóng chống thấm để biết thêm về các loại màng khò nóng được tin dùng nhiều nhất. Cũng như giá cả và cách thi công nhé!
3/ Vật liệu chống thấm dạng lỏng
1/ Nhựa đường
Nhựa đường khi được đun nóng chảy, khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để chúng ta quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết vết nứt.
Khi quét lên mặt sàn chúng ta đã tạo ra 1 lớp chống thấm dày dặn. Khả năng ngăn nước tuyệt đối, kết cấu lớp màng dày dặn cùng tính đàn hồi ưu việt hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thi công.
Với cách này, chúng ta có thể an tâm vì tuổi thọ kéo dài lên đến hàng chục năm. Phương án này thường dùng cho các công trình chịu tác động thấm dột nghiêm trọng thì đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất.
2/ Vật liệu chống thấm Sika
Phương pháp chống thấm bằng sàn mái sika mang lại hiệu quả chống thấm triệt để. Có thể mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà bê tông. Đây là dạng hỏa chất lỏng, thẩm thấu tốt, giúp việc thi công tương đối dễ dàng và hiệu quả. Có thể kéo dài hàng chục năm mà bạn không phải lo đối mặt với vấn đề chống thấm dột.
3/ Vật liệu chống thấm Flinkote
Flintkote là loại nhũ tương bitum ổn định, một thành phần, không pha sợi khoáng, khi khô tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi, bền vững.
Flintkote thi công chống thấm dễ dàng trên nhiều bề mặt có hình dạng khác nhau. Tạo được lớp màng dẻo chống thấm liền mạch. Thời gian thi công nhanh Flintkote kết dính hoàn toàn với mặt nền. Tránh được hiện tượng nước ngấm vào giữa lớp màng và lớp nền. Không bị chảy hoặc lún ở nhiệt độ cao ngay cả trên bề mặt đứng. Chống thấm Flintkote an toàn khi sử dụng, không có thành phần hơi độc hại.
Cách xử lý khắc phục nhanh mái nhà bị thấm nước
Với các nhà dân dụng, nhà chung cư, hiện tượng bị thấm dột từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.
Nếu trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
Đối với trần nhà, mái nhà bị thấm dột có thể áp dụng một số biện pháp. Như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm. Kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
Với những công trình lớn thì bạn cần một đơn vị chống thấm uy tín để xử lý triệt để. Nếu bạn ở Hà Nội bạn có thể đến Công ty chống thấm Toàn Việt một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong chống thấm dột, chống thấm ngược. Dịch vụ chống thấm tốt, bảo hành lên đến 10 năm. Bạn có thể liên hệ Hotline: 090.44.11.233