Nguyên nhân gây ra nứt sàn bê tông cốt thép
Nứt sàn bê tông cốt thép là hiện tượng khá nghiêm trọng đối với bất kỳ công trình nào. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Nhưng bản chất chính của nguyên nhân này là do khả năng chịu lực kém của bê tông. Khi các vết nứt bắt đầu xuất hiện thì các tác nhân ngoài cũng bắt đầu xâm thực, gây hủy hoại công trình. Ngoài ra đây cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thấm dột của công trình. Do đó xử lý vấn đề nứt sàn bê tông cốt thép. Cũng là một trong những công việc chống thấm của https://chongthamnguoc.net/ chúng tôi.
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép
Nguyên nhân khách quan:
Như đã nói ở trên. Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân mà ta không kiểm soát được. Do ảnh hưởng của thiên nhiên, thời tiết, khí hậu hay do động đất…vv
1. Do khí hậu thay đổi: Bê tông cũng giống hầu hết mọi vật liệu trên trái đất. Đều có đặc tính nóng nở ra, lạnh co vào ( Chỉ có nước là ngược lại). Như trời nóng bê tông sẽ nở ra, lạnh bê tông sẽ co vào; Ngày thì nở ra, đêm thì co lại…vv Đây gọi là nhịp thở của bê tông. Nên tùy tình hình khí hậu, thời tiết. Mà người xây dựng phải tính toán cho kỹ lưỡng sau đó mới thi công
Nguyên nhân chủ quan:
2. Do nên móng bê tông: Do đất làm móng quả mềm, móng bị lún hoặc các cột làm móng không đều…
3. Do chất lượng bê tông không đảm bảo:
- Bê tông phải có cường độ chịu nén cao ( lớn hơn 300kg/m2).
- Cường độ chịu nén quá thấp ( khoảng 5% cường độ chịu nén của bê tông).
- Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bảo dưỡng không đảm bảo.
- Mác bê tông không đủ
- Đầm không kỹ trong quá trình đổ bê tông
- Đổ bê tông không đều
- Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo
- Đổ bê tông lúc ngoài trời nhiệt độ quá cao
4. Do chất lượng cốt thép
- Lượng cốt thép chưa đủ. Khiến bê tông yếu, dễ có hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép
- Bố trí thép quá thưa, bản quá rộng. Điều này làm lực tác động lên mỗi m3 bê tông tăng cao.
- Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng trước khi đặt
- Do cốt thép mũ bị đè bẹp xuống
5. Quá trình thi công để mạch ngừng: vết nứt sẽ chạy theo hướng mạch ngừng (tức là quá trình thi công bị gián đoạn, sử dụng chất liệu làm bê tông khác nhau giữa các lần này).
6. Do tải trọng: tải trọng ảnh hưởng đến kích thước và vị trí phân bổ khe nứt trên nền tảng bê tông cốt thép. Bề rộng có tỷ lệ thuận với ứng suất kéo trung bình trong cốt thép. Sự phân bố khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.
7. Bảo dưỡng bê tông không tốt: Sau khi đổ be tông mà không tưới nước hàng ngày. Dẫn đến hiện tượng ninh kết bê tông không diễn ra suôn sẻ. Bê tông sẽ rất dễ xuất hiện các vết nứt hình chân chim.
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nứt sàn bê tông cốt thép. Người xây dựng cần chú ý tới các hiện tượng này trước và sau quá trình xây dựng. Ngoài ra hiện tượng này chính là nguyên nhân chính dẫn đến công trình bị ẩm dột gây ảnh hưởng đến chất lượng. Mọi chi tiết về chống thấm nếu có nhu cầu xin liên hệ với chống thấm ngược chúng tôi.