Sử dụng cao su lỏng trong chống thấm
Cao su lỏng là vật liệu mới được sử dụng trong ngành chống thấm nói riêng và xây dựng nói chung. Các đặc tính của cao su đã được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện nay. Từ làm các vật dụng như lốp xe máy, giường, nệm. Cho tới sử dụng như chất kết dính trong các công trình cầu đường. Tuy nhiên ở bất cứ lĩnh vực nào cao su đều có một đặc tính vô cùng quan trọng. Đó là chống thấm nước cực kỳ tốt. Vậy cao su lỏng là gì? ứng dụng của cao su lỏng trong lĩnh vực chống thấm như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cao su lỏng là gì?
Cao su lỏng là một hợp chất được tạo bởi nhiều chất huyền phù có tác dụng tạo ra một lớp vỏ bọc có độ dính cao, độ đàn hồi tốt và có khả năng bảo vệ cực tốt. Cao su lỏng khi chưa lưu hóa là một chất ở dạng lỏng, màu nâu đen, hầu như không mùi, khi khô chuyển sang màu đen, không độc hại, thân thiện với môi trường, có thể dùng dưới dạng phun hoặc quét ở nhiệt độ không khí bình thường. Sau khi lưu hóa, cao su lỏng đông đặc thành một lớp màng vỏ bọc kín, có đặc tính không thấm nước, chống rỉ, chống ăn mòn hóa chất.
Các dạng cao su lỏng
- Dạng đông cứng ngay lập tức (Spray Grade): Khi sử dụng cần có máy phun chuyên dụng và bổ sung chất kích động nhằm đẩy nhanh quá trình lưu hoá. Cao su lỏng sẽ lưu hoá ngay sau khi bám dính trên bề mặt cần thi công ở nhiệt độ thường.
- Dạng dùng được dưới dạng chổi quét (High Build): Chỉ cần sử dụng chổi hoặc con lăn quét trực tiếp cao su lỏng nguyên chất lên các bề mặt cần xử lý. Thời gian cần thiết để cao su lỏng lưu hoá là 6-12 tiếng ở nhiệt độ thường.
Các ưu điểm của cao su lỏng
Đặc tính nổi bật của cao su lỏng so với các loại màng phủ bảo vệ khác là có khả năng chống xuyên thủng rất lớn. có thể chịu được độ kéo dãn đến 1800%. Vì bản chất là cao su, nên có khả năng đàn hồi và có thể thu hồi lại đến 95% sau khi kéo dãn. Nhờ đặc tính ưu việt này mà cao su lỏng có thể sử dụng để chống thấm. Cho các công trình xây dựng có những vết nứt chưa ổn định. Khi phủ một lớp màng dày nhất định cao su lỏng dọc theo vết nứt. Nếu vết nứt tiếp tục phát triển thì cao su lỏng sẽ tự đàn hồi và co dãn theo. Vì thế cao su lỏng được gọi là chất chống thấm động. Khác hẳn với các vật liệu chống thấm khác là loại chống thấm tĩnh.
Ngoài ra, cao su lỏng còn có khả năng chịu đựng được ở các môi trường khắc nghiệt. Có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống lại được tia tử ngoại. Nhờ đặc tính này mà cao su lỏng được ứng dụng rộng rãi để quét trên các mái tôn của nhà khung định hình, giúp chống ồn khi trời mưa, chống han rỉ do thời tiết khắc nghiệt, dưới ánh nắng mặt trời… vì cao su lỏng có thể chịu được nhiệt độ trên 100 độ C (điểm nóng chảy).
Ứng dụng của cao su lỏng trong chống thấm
Cao su lỏng có thể được sử dụng rất đa dạng ở nhiều khu vực khác nhau:
- Chống thấm tường.
- Chống thấm nhà vệ sinh (WC), bể nước và tầng hầm, hố cầu thang máy.
- Chống thấm mái nhà, sân tầng thượng, seno, ban công, máng nước.
Mọi chi tiết và nhu cầu về chống thấm các bạn có thể truy cập vào website: https://chongthamnguoc.net/.